Quảng cáo ở đây

Thiếu tình thương dễ dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ

M ột yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến cả cuộc đời của một con người chính là mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời. ...

Một yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến cả cuộc đời của một con người chính là mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời.

Trẻ M.V. 12 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhập viện Nhi Đồng 1 nhiều lần vì nôn mửa, chán ăn, suy kiệt với cân nặng 15kg và chiều cao 125 cm. Trẻ chỉ thích chơi một mình với chăn mền, chứ không chơi với em gái song sinh và đồ chơi.

Từ 2 tuổi, trẻ bắt đầu ói sau khi cha mẹ ly dị nhau. Trong khi mẹ đi làm ở TP Hồ Chí Minh, có lúc trẻ được ở bên nhà nội ở Vũng Tàu, có lúc ở bên nhà ngoại ở Đồng Nai. Trung bình, từ lúc trẻ được 2 tuổi đến nay, trẻ nằm viện khoảng 6 tháng mỗi năm vì nôn ói và chán ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt.

Thiếu tình thương dễ dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ
Ảnh minh họa từ Internet
Ở lần nhập viện thứ 6 trong vòng 1 năm, trẻ được giới thiệu đến đơn vị Tâm lý sau khi các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe toàn diện và không tìm ra nguyên nhân gây ói mửa và chán ăn của trẻ. Trẻ có vẻ thờ ơ, không thích giao tiếp, khó ngủ, chỉ muốn ăn khi được đặt ống thông mũi dạ dày. Sau khi trẻ cảm thấy an tâm, trẻ bắt đầu trả lời với một giọng rất nhỏ các câu hỏi của bác sĩ tâm lý. Trong các thực phẩm, trẻ chỉ thích ăn cơm gà và bánh mì với cá hộp.

Thiếu tình thương dễ dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của trẻ sau này

Mỗi khi được xuất viện, trở về môi trường gia đình không an toàn, thiếu tình thương, với sự xung đột giữa hai gia đình nội ngoại, trẻ lại ói và từ chối ăn nên phải nhập viện. Khi vào viện, trẻ cảm thấy an tâm hơn, nhất là khi được các chuyên viên tâm lý nâng đỡ tinh thần và lắng nghe cuộc đời đau khổ, thiếu tình thương của trẻ. Sau khi đã ăn được, trẻ muốn ra viện và đồng ý trở lại tái khám tâm lý.
Thế nào là rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Đây là một rối loạn tâm thần được bác sĩ René Spitz mô tả lần đầu tiên năm 1946 với tên là trầm cảm vắng mẹ (anaclitic depression) xảy ra ở trẻ nhỏ khi vắng mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ này gây những triệu chứng thể chất và tâm lý cho trẻ như tự cô lập, tránh tiếp xúc với xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm . Hội chứng này thường được gặp ở trẻ mồ côi hoặc trẻ bị cách ly khỏi cha mẹ.

Sau BS René Spitz, một nhà phân tâm John Bowlby tiếp tục nghiên cứu và đề cập đến rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ bị tách rời khỏi mẹ quá sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cảm xúc của trẻ và có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và người lớn.

Làm thế nào để tránh rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang có nhiều thay đổi (gia đình ly dị, cha mẹ đi làm việc xa, gởi con cho ông bà nuôi), trẻ bị thiệt thòi vì thiếu sự âu yếm, vuốt ve, nâng đỡ của cha mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, trẻ cần được sự chăm sóc, vỗ về của gia đình và không ai có thể thay thế được cha mẹ để tỏ tình thương đối với trẻ.

Trong trường hợp bệnh nhân được nêu trên, điều lạ là trẻ thích ở bệnh viện hơn ở nhà, vì môi trường bệnh viện mang lại sự an toàn cho trẻ. Hơn nữa, khi trẻ nằm viện, thì các thành viên trong gia đình đến thăm trẻ và mối quan hệ giữa hai bên nội ngoại đỡ căng thẳng hơn.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cả cuộc đời của trẻ. Trên hết mọi thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thực phẩm tâm lý mà trẻ luôn cần, chính là tình thương của cha mẹ được thể hiện qua ánh mắt, giọng nói, cử chỉ vỗ về, âu yếm, ân cần chăm sóc, nhất là trong những lúc trẻ phải trải qua cơn bệnh gây đau đớn thể xác và cô đơn tâm hồn.


COMMENTS

BLOGGER: 1
  1. Bài viết rất hay cám ơn đã chia sẻ
    -------------------------------------------------------------------
    Máy hút sữa medela giá rẻ
    Máy hút sữa medela

    ReplyDelete

Name

Âm nhạc cho mẹ và bé,4,Các giai đoạn phát triển,12,Chăm sóc sức khỏe cho bé,15,Chuẩn bị sinh con,5,Đặt tên cho con,4,Dinh dưỡng cho bé,7,Dinh dưỡng cho bé 0 - 3 tuổi,8,Hỏi - Đáp,2,Khóa học dành cho bé,1,Người nổi tiếng nuôi dạy con,3,Nuôi dạy con,9,Phát triển năng khiếu,7,Phát triển thể chất,6,Sức khỏe sau sinh,5,Sức khỏe thai kỳ,5,Tâm lý tính cách,8,Tâm sự,4,Thai giáo,3,Tin nổi bật,6,Video,3,
ltr
item
Blog Nuôi Dạy Con | Blog hướng dẫn, chia sẻ kiến thức làm mẹ và nuôi dạy con: Thiếu tình thương dễ dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ
Thiếu tình thương dễ dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjGvp6dWNrOOSGW5uinr9KH2mSq6A9unL-Wk9E3Halcgn_nIKJbIV7W4gqeRcOPCiSoQ4J7hd2pvCi2u0lFXHJg9o6FH67-X0Uq6MlynwxJR9QIOhmn9JTUaNJM3hH_SHM-znPj90pSi8I/s1600/TramCam.JPEG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjGvp6dWNrOOSGW5uinr9KH2mSq6A9unL-Wk9E3Halcgn_nIKJbIV7W4gqeRcOPCiSoQ4J7hd2pvCi2u0lFXHJg9o6FH67-X0Uq6MlynwxJR9QIOhmn9JTUaNJM3hH_SHM-znPj90pSi8I/s72-c/TramCam.JPEG
Blog Nuôi Dạy Con | Blog hướng dẫn, chia sẻ kiến thức làm mẹ và nuôi dạy con
http://blognuoidaycon.affimart.com/2015/02/thieu-tinh-thuong-de-dan-den-chung-tram-cam-o-tre.html
http://blognuoidaycon.affimart.com/
http://blognuoidaycon.affimart.com/
http://blognuoidaycon.affimart.com/2015/02/thieu-tinh-thuong-de-dan-den-chung-tram-cam-o-tre.html
true
5267718443598710923
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem thêm Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All BÀI VIẾT LIÊN QUAN LABEL ARCHIVE TÌM MÓN ĂN ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content